- Đăng bởi Ha Thu Hien
Công văn số 588GDĐT-TC
Công văn số 588GDĐT-TC ngày 27/2/2018 của Sở GD&ĐT về thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
Công văn số 588GDĐT-TC
Công văn số 588GDĐT-TC ngày 27/2/2018 của Sở GD&ĐT về thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 3002/KH-GDĐT-TC Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 8 năm 2017
KẾ HOẠCH
Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, phổ thông
và giáo dục thường xuyên năm học 2017-2018
Căn cứ Công văn số 389/NGCBQLCSGD-NG ngày 28 tháng 3 năm 2017 của Cục nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục về hướng dẫn triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017-2018 và các năm học tiếp theo;
Căn cứ thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ Giáo dục và đào tạo về ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên;
Căn cứ các thông tư ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Mầm non, giáo viên Phổ thông theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với mỗi cấp học (Thông tư số 30/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông; Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS; Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học; Thông tư số 33/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Giáo dục thường xuyên; Thông tư số 36/2011/TT-BGDĐT ngày 17/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non);
Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường tiểu học;
Căn cứ Thông tư số 27/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường cán bộ quản lý trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học,
Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) cho cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2017-2018 như sau:
Tất cả cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
III. Nội dung, thời lượng bồi dưỡng:
1.1. Nội dung bồi dưỡng 1: 30 tiết/năm học/giáo viên.
Bồi dưỡng chính trị, thời sự, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước như: Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2017-2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018.
Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với nội dung chuyên để học tập năm 2017: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
Triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (sau khi có công văn phê duyệt chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Đối với Giáo dục mầm non, nội dung bồi dưỡng 1 còn chú trọng nội dung Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/07/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đối với Giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông, nội dung bồi dưỡng 1 còn chú trọng việc xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động chuyên môn trường Trung học giai đoạn 2016 – 2018 (đối với cán bộ quản lý) và việc đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh và vận dụng thực tiễn (đối với giáo viên).
Đối với Giáo dục thường xuyên, nội dung bồi dưỡng 1 còn chú trọng các nội dung: phương hướng nhiệm vụ ngành học Giáo dục thường xuyên năm học 2017 – 2018, nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng đổi mới hình thức thi trung học phổ thông, đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học (các môn học chương trình lớp 11).
1.2. Nội dung bồi dưỡng 2: 30 tiết/năm học/giáo viên.
Đối với nội dung bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý và giáo viên các cấp, các nội dung về đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học của địa phương (bao gồm cả nội dung bồi dưỡng do các dự án, các đơn vị cử cán bộ quản lý và giáo viên tham gia các chuyên đề bồi dưỡng do các cơ sở giáo dục (trường Đại học Sư phạm TP. HCM, trường Đại học Sài Gòn, trường Can bộ Quản lý Giáo dục TP. HCM, ...) tổ chức trong năm học 2017 - 2018.
1.2.1. Đối với Giáo dục Mầm non:
* Nội dung bồi dưỡng dành cho cán bộ quản lý và giáo viên:
Triển khai các chuyên đề: Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm; tổ chức các hoạt động phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ; tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ; tổ chức giờ ăn của trẻ.
1.2.2. Đối với Giáo dục Tiểu học:
* Nội dung bồi dưỡng dành cho cán bộ quản lý:
* Nội dung bồi dưỡng dành cho giáo viên:
1.2.3. Đối với Giáo dục Trung học cơ sở và Trung học phổ thông:
* Nội dung bồi dưỡng dành cho cán bộ quản lý:
* Nội dung bồi dưỡng dành cho giáo viên:
1.2.4. Đối với Giáo dục thường xuyên:
* Nội dung bồi dưỡng dành cho cán bộ quản lý và giáo viên:
Đối với nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên (nội dung 3): Ở bậc MN, TiH và THCS, Phòng Giáo dục và Đào tạo tập hợp các chuyên đề của CBQL và GV các trường đăng ký trong năm học 2017 – 2018 để chỉ đạo trường Bồi dưỡng Giáo dục quận, huyện phối hợp với các cơ sở giáo dục (trường Đại học Sư phạm TP. HCM, trường Đại học Sài Gòn, trường CBQLGD TP. HCM, ...) tổ chức các chuyên đề cho CBQL và giáo viên học tập, trao đổi, thảo luận và báo cáo viên giải đáp thắc mắc của người học. Ở bậc THPT và GDTX, Hiệu trưởng trường THPT, Giám đốc các trung tâm GDTX và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở tổ chức tốt việc: hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, và tổ chức tập huấn cho giáo viên.
Các đơn vị căn cứ nhu cầu của cá nhân, khối kiến thức tự chọn trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên ban hành kèm theo các Thông tư tương ứng; giáo viên tự lựa chọn các module bồi dưỡng.
Trên cơ sở danh mục tài liệu trên, đối với từng bậc học, cần chú trong những nội dung sau đây:
2.1. Đối với Giáo dục Mầm non:
* Nội dung bồi dưỡng dành cho cán bộ quản lý:
- Xây dựng khẩu phần, thực đơn cho bữa ăn bán trú của trẻ em tại trường mầm non.
- Đảm bảo an toàn- phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại trường mầm non.
- Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của các nhóm trẻ độc lập – tư thục.
* Nội dung bồi dưỡng dành cho giáo viên:
- Đạo đức của giáo viên mầm non trong giao tiếp ứng xử với trẻ em ở trường mầm non.
- Đảm bảo an toàn- phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại trường mầm non.
- Giáo dục nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động trãi nghiệm ở trường mầm non.
- Giáo viên mầm non hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp.
- Kỹ năng quan sát đánh giá trẻ mầm non.
- Kỹ năng phối hợp của giáo viên mầm non với cha mẹ của trẻ trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
2.2. Đối với Giáo dục Tiểu học:
* Nội dung bồi dưỡng dành cho cán bộ quản lý:
Cán bộ quản lý các trường tiểu học, tự lựa chọn các module bồi dưỡng theo nhu cầu của cá nhân từ khối kiến thức tự chọn trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (về ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường tiểu học), chú trọng các nội dung sau đây:
* Nội dung bồi dưỡng dành cho giáo viên:
Giáo viên các trường tiểu học tự lựa chọn các module bồi dưỡng theo nhu cầu của cá nhân từ khối kiến thức tự chọn trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học, chú trọng các nội dung sau đây:
2.3. Đối với Giáo dục THCS và THPT:
* Nội dung bồi dưỡng dành cho cán bộ quản lý:
* Nội dung bồi dưỡng dành cho giáo viên:
Ngoài ra, căn cứ nhu cầu của cá nhân, khối kiến thức tự chọn trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên ban hành kèm theo các Thông tư: Thông tư số 30/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông); Thông tư số 31/2011/ TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS) và Thông tư số 27/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (về ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường cán bộ quản lý trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học), cán bộ quản lý và giáo viên tự lựa chọn thêm các module bồi dưỡng để đủ thời lượng theo quy định.
2.4. Đối với Giáo dục thường xuyên:
* Nội dung bồi dưỡng dành cho cán bộ quản lý và giáo viên:
Ngoài các nội dung nêu trên, căn cứ nhu cầu của cá nhân, khối kiến thức tự chọn trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư số 33/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Giáo dục thường xuyên) và Thông tư số 27/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (về ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường cán bộ quản lý trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học), cán bộ quản lý và giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên lựa chọn thêm các module bồi dưỡng để đủ thời lượng theo quy định.
Trong năm học 2017 – 2018, Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ quản lý và giáo viên đối với các trường THPT, trung tâm GDTX, các Phòng Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị trực thuộc.
Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ quản lý (Hiệu trưởng/ Giám đốc, Phó Hiệu trưởng /Phó Giám đốc) các trường Tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên và các đơn vị trực thuộc Sở thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 26/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường tiểu học và Thông tư số 27/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường cán bộ quản lý trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên theo quy định tại Điều 12, 13, 14 Thông tư số 26 /2012/TT-BGDĐT ngày ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ Giáo dục và đào tạo về ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ quản lý và giáo viên phải được thực hiện nghiêm túc, đánh giá đúng kết quả bồi dưỡng của người học. Đặc biệt là phải làm cho mỗi cán bộ quản lý và giáo viên luôn có ý thức tự giác bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho bản thân, đáp ứng các yêu cầu về quản lý giáo dục; chuyên môn, nghiệp vụ trong dạy học, giáo dục học sinh.
- Căn cứ đánh giá kết quả BDTX của cán bộ quản lý và giáo viên là kết quả việc thực hiện kế hoạch BDTX của giáo viên đã được phê duyệt và kết quả đạt được của nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và các module thuộc nội dung bồi dưỡng 3.
- Xếp loại kết quả BDTX của cán bộ quản lý bậc mầm non, giáo viên các bậc học gồm 4 loại: Loại Giỏi, loại Khá, loại Trung bình và không hoàn thành kế hoạch.
- Xếp loại kết quả BDTX của cán bộ quản lý trường Tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên theo hai mức đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu.
2.1. Hình thức đánh giá kết quả BDTX:
Nhà trường tổ chức đánh giá kết quả BDTX của giáo viên: Giáo viên trình bày kết quả vận dụng kiến thức BDTX của cá nhân trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh tại tổ bộ môn thông qua các báo cáo chuyên đề.
Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng các tiêu chí đánh giá, tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng của cán bộ quản lý trường Mầm non, Tiểu học, THCS; Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng các tiêu chí đánh giá, tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng của cán bộ quản lý trường THPT, Trung tâm GDTX, các đơn vị trực thuộc Sở thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu hoặc viết thu hoạch, báo cáo chuyên đề, ...
Điểm áp dụng khi sử dụng hình thức đánh giá này như sau:
- Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung Chương trình, tài liệu BDTX (5,0 điểm).
- Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động quản lý, dạy học và giáo dục (5,0 điểm).
2.2. Thang điểm đánh giá kết quả BDTX:
Cho điểm theo thang điểm từ 0 đến 10 khi đánh giá kết quả BDTX đối với nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2, mỗi mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 (gọi là các điểm thành phần).
2.3. Điểm trung bình kết quả BDTX:
Điểm trung bình kết quả BDTX (ĐTB BDTX) được tính theo công thức sau:
ĐTB BDTX = (điểm nội dung bồi dưỡng 1 + điểm nội dung bồi dưỡng 2 + điểm trung bình của các module thuộc nội dung bồi dưỡng 3 được ghi trong kế hoạch BDTX của giáo viên): 3.
ĐTB BDTX được làm tròn đến một chữ số phần thập phân theo quy định.
3.1. Giáo viên được coi là hoàn thành kế hoạch BDTX nếu đã học tập đầy đủ các nội dung của kế hoạch BDTX của cá nhân, có các điểm thành phần đạt từ 5 điểm trở lên. Kết quả xếp loại BDTX của giáo viên (các bậc học) và cán bộ quản lý trường Mầm non như sau:
- Loại Trung bình nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 5 đến dưới 7 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 5 điểm;
- Loại Khá nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 7 đến dưới 9 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 6 điểm;
- Loại Giỏi nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 9 đến 10 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 7 điểm.
Các trường hợp khác được đánh giá là không hoàn thành kế hoạch BDTX của năm học.
3.2. Kết quả xếp loại BDTX của CBQL trường Tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm GDTX và các đơn vị trực thuộc Sở theo hai mức đạt yêu cầu (nếu Điểm trung bình BDTX và các điểm thành phần đạt từ 5 điểm trở lên) và không đạt yêu cầu (đối với các trường hợp còn lại).
3.3. Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ của cán bộ quản lý và giáo viên, là căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý và giáo viên, xét các danh hiệu thi đua, để thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng cán bộ quản lý và giáo viên.
4.1. Nhà trường tổ chức tổng hợp, xếp loại kết quả BDTX của giáo viên dựa trên kết quả đánh giá các nội dung BDTX của giáo viên.
4.2. Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận kết quả và cấp giấy chứng nhận BDTX đối với cán bộ quản lý và giáo viên trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên và các đơn vị trực thuộc Sở. Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX đối với cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở (không cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX cho giáo viên không hoàn thành kế hoạch).
1.1. Trách nhiệm chung:
- Xây dựng Kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2017-2018; theo dõi các lớp bồi dưỡng ở các đơn vị theo cấp học.
- Kiểm tra việc triển khai Kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2017-2018 của các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trực thuộc Sở; quản lí và chỉ đạo công tác BDTX giáo viên của các phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trên địa bàn Thành phố; công nhận kết quả hoàn thành kế hoạch BDTX cho CBQL, giáo viên trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên và các đơn vị trực thuộc.
- Tổ chức thẩm định kết quả bồi dưỡng của cán bộ quản lý trường THPT, Trung tâm GDTX, các đơn vị trực thuộc Sở.
- Phối hợp với các cơ sở giáo dục tổ chức các chuyên đề BDTX giáo viên trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên theo hình thức tập trung (nếu có).
- Tham mưu với Ủy ban nhân dân thành phố về nguồn kinh phí BDTX; đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị phục vụ công tác BDTX theo quy định.
- Báo cáo công tác BDTX giáo viên về Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định.
1.2. Trách nhiệm cụ thể:
- Phòng Tổ chức Cán bộ: Xây dựng kế hoạch BDTX, theo dõi việc triển khai kế hoạch, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và báo cáo kết quả BDTX của CBQL và Giáo viên ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố theo quy định.
- Phòng Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Trung học, Giáo dục Thường xuyên: Phối hợp với Phòng Tổ chức Cán bộ theo dõi và triển khai tổ chức các lớp bồi dưỡng theo nội dung chương trình BDTX năm học 2017-2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và của các Phòng Giáo dục và Đào tạo. Phối hợp với các cơ sở giáo dục tổ chức các chuyên đề BDTX cho cán bộ quản lý và giáo viên theo hình thức tập trung (nếu có). Chịu trách nhiệm mời giảng viên cho các lớp có liên quan.
- Phòng Kế hoạch Tài chính: Phối hợp với phòng Tổ chức Cán bộ và các phòng ban chuyên môn thẩm định dự toán và duyệt kinh phí bồi dưỡng cho các lớp tập huấn do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
- Văn phòng Sở: phối hợp với các Phòng chuyên môn chăm lo cơ sở vật chất và trình duyệt, chi kinh phí phục vụ cho các lớp bồi dưỡng.
- Xây dựng kế hoạch BDTX cho CBQL và giáo viên của Phòng Giáo dục và Đào tạo, nộp Kế hoạch BDTX năm học 2017-2018 về Sở Giáo dục và Đào tạo (chuyên viên Lê Thị Lệ Nga - phòng TCCB) trước ngày 15/9/2017.
- Phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng của các đơn vị trực thuộc; quản lí, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra công tác BDTX giáo viên của các nhà trường trực thuộc; cấp giấy chứng nhận hoàn thành kế hoạch BDTX cho CBQL và giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đối với trường Bồi dưỡng Giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX giáo viên trung học cơ sở, tiểu học và mầm non theo hình thức tập trung; chỉ đạo trường Bồi dưỡng Giáo dục quận, huyện phối hợp với các cơ sở giáo dục (trường Đại học Sư phạm TP. HCM, trường Đại học Sài Gòn, trường CBQLGD TP. HCM, ...) tổ chức các chuyên đề cho CBQL và giáo viên học tập, trao đổi, thảo luận và báo cáo viên giải đáp thắc mắc của người học.
- Đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị phục vụ công tác BDTX theo quy định.
- Báo cáo công tác BDTX và kết quả đánh giá xếp loại của cán bộ quản lý và giáo viên các trường Mầm non, Tiểu học và THCS về Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30/5/2018, báo cáo cho Ủy ban nhân dân quận, huyện theo quy định.
- Cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX đối với cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở hoàn thành BDTX. Đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng đối với cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc xử lý đối với cá nhân vi phạm trong việc thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên.
- Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX; phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên; xây dựng kế hoạch BDTX giáo viên của nhà trường và tổ chức triển khai kế hoạch BDTX giáo viên của nhà trường theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao. Chú ý kế hoạch của đơn vị phải tổng hợp các module giáo viên đăng ký tự bồi dưỡng.
- Nộp Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2017-2018 của đơn vị về Sở Giáo dục và Đào tạo (chuyên viên Lê Thị Lệ Nga - phòng TCCB) trước ngày 15/9/2017.
- Hiệu trưởng (Giám đốc), Phó Hiệu trưởng (Phó Giám đốc) các trường THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên và các đơn vị trực thuộc Sở nộp bài thu hoạch, báo cáo chuyên đề, ... thuộc nội dung bồi dưỡng 1, 2 và 3 về Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30/5/2018 để đánh giá, xếp loại.
- Tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại, báo cáo kết quả BDTX của giáo viên về Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30/5/2018.
- Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước và của địa phương đối với giáo viên tham gia BDTX.
- Đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xử lý đối với cá nhân có thành tích hoặc vi phạm trong việc thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên.
- Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân đã được phê duyệt; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của các cơ quan quản lý giáo dục, của cơ sở giáo dục và thực hiện nhiệm vụ BDTX của cá nhân, đơn vị.
- Báo cáo tổ bộ môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị nghiêm túc tổ chức thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc các đơn vị báo cáo với Sở Giáo dục và Đào tạo (qua Phòng Tổ chức Cán bộ) để có hướng giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận: GIÁM ĐỐC
- Cục nhà giáo và CBQLCSGD;
- Ban Giám đốc; (Đã ký)
- Các phòng, ban Cơ quan Sở;
- UBND các Quận, huyện;
- Phòng GD&ĐT, Trường BDGD Quận, huyện;
- Trường THPT, Trung tâm GDTX;
- Các đơn vị trực thuộc Sở; Lê Hồng Sơn
- Lưu: VT; TCCB.
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số : 3909 /GDĐT-TrH Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 11 năm 2016
Về tổ chức cuộc thi Chủ đề dạy học
Sinh học gắn với thực tế địa phương
Kính gửi:
- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện;
- Hiệu trưởng các trường THPT.
Thực hiện kế hoạch năm học 2016 – 2017, Góp phần đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học; đẩy mạnh việc dạy và học gắn liền với thực tiễn, thực tế thiên nhiên của địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc thi xây dựng chủ đề dạy học Sinh học gắn với thực tế địa phương, cụ thể như sau:
- Xây dựng chủ đề dạy học có nội dung kiến thức Sinh học liên quan đến đa dạng sinh học địa phương; xây dựng các hoạt động giáo dục trải nghiệm thực tế cho học sinh trong quá trình dạy học; thiết kế tiến trình dạy học chủ đề đã xây dựng theo phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực;
- Chủ đề dự thi cá nhân, mỗi giáo viên có thể gửi dự thi 01 hoặc nhiều chủ đề.
- Hồ sơ dự thi gồm có:
+ Thông tin giáo viên được kê khai đầy đủ ( Họ và tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, đơn vị, thông tin liên lạc (điện thoại và email).
+ Nội dung chủ đề xây dựng bao gồm: tên chủ đề, mục tiêu kiến thức – kỹ năng, mạch kiến thức, tiến trình hoạt động của giáo viên – học sinh, quy trình kiểm tra đánh giá.
+ Giáo án một phần dạy cụ thể của chủ đề dự thi (khuyến khích xây dựng giáo án cho toàn chủ đề, các định được phương pháp dạy học).
+ Tài liệu chủ đề dạy học của giáo viên được xây dựng hoàn chỉnh.
- Mỗi thí sinh dự thi nộp 01 bộ hồ sơ dự thi về phòng Giáo dục Trung học Sở Giáo dục và Đào tạo (66 – 68 Lê Thánh Tôn, Quận 1) trước 17g00 ngày 25/12/2016 và nộp file về địa chỉ mail This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. (mỗi thí sinh nộp folder nén đặt tên file theoví dụ: thầy Nguyễn QuangVũ đặt tên file là NQ_Vu).
Trong quá trình triển khai, mọi thắc mắc xin liên hệ ông Hồ Tấn Minh – chuyên viên phòng Giáo dục Trung học, điện thoại 0909881283, mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
Nhận được văn bản, đề nghị lãnh đạo các đơn vị triển khai đến giáo viên ttổ bộ môn Sinh của đơn vị để tham gia cuộc thi.
Nơi nhận KT. GIÁM ĐỐC
- Như trên; PHÓ GIÁM ĐỐC
- Giám đốc (để báo cáo);
- Lưu VP, GDTrH, GDTX.
(đã ký)
Nguyễn Văn Hiếu
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 3538 /GDĐT-VP Về quản lý các hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thành phố Hồ Chí Minh, ngày18 tháng 10 năm 2016 |
Kính gửi: |
- Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện; - Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông; - Các tổ chức, cá nhân có tổ chức dạy thêm, học thêm.
|
Thực hiện văn bản số 5417/UBND-VX ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc quản lý các hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị các cơ sở giáo dục, các tổ chức, cá nhân có tổ chức dạy thêm, học thêm thực hiện các nội dung sau:
- Không tổ chức dạy thêm, học thêm đối với học sinh theo học 2 buổi/ngày; không tổ chức dạy thêm học sinh tiểu học, trừ trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng thích ứng cuộc sống, kỹ năng xã hội.
- Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường chỉ được tổ chức trên cơ sở tự nguyện tham gia của học sinh; phân chia lớp học theo trình độ học sinh, học sinh được lựa chọn giáo viên để theo học. Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm toàn diện về việc tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
- Cán bộ, giáo viên đang công tác trong các cơ sở giáo dục công lập tham gia dạy thêm phải thực hiện đúng qui định về dạy thêm, học thêm, chịu sự quản lý, giám sát của thủ trưởng cơ sở giáo dục công lập.
- Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm với cơ quan quản lý cấp trên về việc quản lý, giám sát giáo viên thuộc đơn vị mình tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp dạy thêm không đúng qui định.
- Thực hiện công tác phụ đạo cho học sinh yếu và bồi dưỡng cho học sinh giỏi không thu học phí.
- Các nhà trường phải xây dựng website hỗ trợ học tập hay sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm giúp đỡ học sinh giải đáp ngay các thắc mắc liên quan đến bài học, hướng dẫn học sinh tự ôn tập, củng cố, mở rộng kiến thức tại nhà, tăng cường khả năng tự học cho học sinh.
5.Sở GD&ĐT đề nghị UBND các quận/huyện tiếp tục phối hợp với Sở GD&ĐT để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là việc chỉ đạo cán bộ xã, phường phối hợp chặt chẽ với cán bộ Phòng GD&ĐT và các cơ quan liên quan tổ chức giám sát, thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục, các tổ chức, cá nhân có tổ chức dạy thêm, đảm bảo thực hiện đúng các qui định hiện hành. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (theo thẩm quyền) hoặc thông tin về Sở GD&ĐT để xử lý (nếu không thuộc thẩm quyền).
Đề nghị thủ trưởng các đơn vị giáo dục nghiêm túc thực hiện nội dung công văn này.
Công văn này thay thế nội dung chỉ đạo tại Mục 1 công văn số 2447/GDĐT-VP ngày 22 tháng 7 năm 2016 về quản lý các hoạt động dạy thêm, học thêm và công tác tuyển sinh tại các trường trên địa bàn thành phố của Sở Giáo dục và Đào tạo./.
Nơi nhận: - Như trên; - TT.UBND TP ; - Ban Tuyên giáo T/ủy; - Ban VH – XH (HĐND TP); - VP. Thành ủy; VP.UBND T/P; - UBND các quận/huyện; - Các phòng ban Sở; - Cổng TTĐT; - Lưu: VT. |
GIÁM ĐỐC
(đã ký)
Lê Hồng Sơn |
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 3314 /GDĐT-GDTrH
Về hướng dẫn triển khai chương trình Tiết học ngoài nhà trường bộ môn Sinh học tại Thảo Cầm viên năm học 2016 – 2017.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 10 năm 2016
Kính gửi:
- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các quận huyện;
- Hiệu trưởng trường THPT, trường phổ thông nhiều cấp học (có cấp THPT).
Căn cứ Kế hoạch số 2845/KH-GDĐT-GDTrH ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai chương trình Tiết học ngoài nhà trường Bộ môn Sinh học tại Thảo Cầm viên năm học 2016 – 2017;
Căn cứ biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Thành Phố Hồ Chí Minh và Công Ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn về công tác giáo dục bảo tồn và đa dạng Sinh học trong chương trình giáo dục phổ thông; chương trình Tiết học ngoài nhà trường tại Thảo Cầm Viên giai đoạn 2016 – 2020;
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn một số nội dung trong quá trình thực hiện chương trình Tiết học ngoài nhà trường tại Thảo Cầm Viên như sau:
1. Về Nội dung chủ đề:
- 18 chủ đề của bộ môn Sinh học được tổ Hội đồng bộ môn Sinh thành phố và Trung tâm Giáo dục Vườn thú xây dựng và thẩm định trên cơ sở khoa học chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá phù hợp với chuẩn kiến thức kỹ năng hiện hành ở một số nội dung kiến thức Sinh học cấp THCS và THPT. Mỗi chủ đề đều gồm có 3 phần: mục tiêu - hoạt động – quy trình kiểm tra đánh giá.
- Trong năm học 2016 – 2017, với sự đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ cho chương trình tiết học ngoài nhà trường ở bộ môn Sinh học vơi các chủ đề cụ thể như sau:
+ Lớp 6 gồm có 5 chủ đề: Rễ - Nền móng của thực vật; Thân cây; Lá cây; Đa dạng thực vật; Sinh sản thực vật.
+ Lớp 7 gồm 5 chủ đề: Khám phá thế giới động vật không xương sống; Đa dạng sinh học các lớp Cá, Lưỡng cư, Bò sát; Vẻ đẹp của các loài chim; Tìm hiểu về các loài thú; Khám phá thế giới động vật có xương sống.
+ Lớp 9 gồm 4 chủ đề: Nhân tố sinh thái; hệ sinh thái; ứng dụng di truyền học trong chọn giống, biến dị.
+ Lớp10 gồm 2 chủ đề: Thế giới sinh vật rất đa dạng và phong phú - Chúng ta cần phải làmgì để bảo tồn sự đa dạng sinh vật; Đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống – Tế bào. Những điều kì diệu mà có lẽ em chưa được khám phá?
+ Lớp 11 gồm 2 chủ đề: Giải mã những hoạt động kỳ thú của động vật (tập tính động vật); Cảm ứng ở thực vật (hướng động, ứng động).
+ Lớp 12 gồm 2 chủ đề: Thể đột biến; Anh em?(tiến hóa).
Các chủ đề còn lại đang tiết tục xây dựng và đầu tư cơ sở vật chất và đưa vào triển khai trong những năm học tiếp theo.
Nội dung chi tiết các hoạt động của từng chủ đề sẽ được triển khai chi tiết khi học sinh đăng kí tham gia thực hiện chương trình.
2. Về việc kiểm tra đánh giá và sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình đánh giá học sinh.
- Quy trình chung kiểm tra đánh giá các chủ đề Sinh học trong Thảo Cầm Viên được xây dựng như sau: Học sinh đăng kí – học sinh nhận nhiệm vụ học tập – học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập (thái độ và kết quả từng hoạt động) – kết quả bài kiểm tra cuối chủ đề ( qui trình chỉ áp dụng cho các chủ đề bộ môn Sinh học được xây dựng tại Thảo Cầm Viên, không sử dụng đánh giá này cho các nội dung học khác).
- Nội dung đánh giá và hệ số qui đổi được thực hiện cụ thể từng chủ đề khi học sinh đăng kí tham gia chương trình.
- Kết quả kiểm tra đánh giá như trên có thể vận dụng cho điểm kiểm tra thường xuyên (hệ số 1) hoặc định kỳ (hệ số 2) theo kế hoạch giáo dục của tổ bộ môn.
3. Thực hiện
- Các trườngTHCS, THPT đăng kí thực hiện các chủ đề tiết học ngoài nhà trường tại thảo cầm viên trên cổng thông tin của sở tại http://trainghiemsangtao.hcm.edu.vn (vào mục chuyên môn trải nghiệm sáng tạo tiết học ngoài nhà trường) về thời gian, số lượng và nội dung chủ đề để ban điều hành chương trình sắp xếp bố trí thực hiện cho tiết học đạt kết quả tốt nhất.
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị tham gia, hện tại Ban điều hành chương trình xây dựng 02 chương trình:
+ Chương trình nữa ngày.
+ Chương trình 01 ngày.
Nội dung chương trình các đơn vị tham khảo trên cổng thông tin điện tử: http://gdtrunghoc.hcm.edu.vn (vào mục chuyên môn trải nghiệm sáng tạo tiết học ngoài nhà trường)
- Kinh phí thực hiện chương trình, các đơn vị thực hiện theo hướng dẫn liên Sở của năm học 2016 – 2017.
Mọi chi tiết liên hệ ban điều hành chương trình:
- Ông Hồ Tấn Minh – chuyên viên phòng Giáo dục Trung học, điện thoại 0909881283, mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
- Ông Nguyễn Đình Thế - Phó Giám đốc TT Giáo dục vườn thú – Thảo Cầm viên, điện thoại 0907427329, mail:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.. - Ông Nguyễn Văn Phúc – Ban điều hành chương trình, điện thoại 0937886722, mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.. - Bà Ngô Thị Hương - Ban điều hành chương trình, điện thoại 0908925758 - 0938570968, mail This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Nhận được công văn, đề nghị lãnh đạo các đơn vị hướng dẫn bộ phận chuyên môn thực hiện nghiêm túc theo tinh thần công văn./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Giám đốc (để b/c);
- Lưu: VP, TrH.
KT.GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
(đã ký)
Nguyễn Văn Hiếu
HƢỚNG DẪN QUY TRÌNH THỰC HIỆN TIẾT HỌC NGOÀI NHÀ TRƢỜNG
TẠI THẢO CẦM VIÊN CHO CÁC TRƢỜNG THCS, THPT
NĂM HỌC 2016 – 2017
1. Phân công nhiệm vụ thực hiện tiết học ngoài nhà trƣờng của Ban Điều Hành
THẢO CẦM VIÊN: Phụ trách công tác chuyên môn tại Thảo Cầm Viên:
+ Chuẩn bị nội dung bài giảng, cơ sở vật chất phục vụ cho bài giảng;
+ Bố trí giảng viên giảng dạy hoạt động;
+ Xây dựng các trạm kiến thức, xây dựng bảng đồ trạm hoạt động cho các nhóm học sinh.
+ Chấm bài trắc nghiệm cuối chủ đề được thực hiện tại Thảo Cầm Viên.
PHÒNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC:
Phân công ông Hồ Tấn Minh – chuyên viên bộ môn Sinh và hội đồng Bộ Môn hướng dẫn tổ bộ môn Sinh trường đăng kí quy trình thực hiện chương trình:
- Các bước chuẩn bị của nhà trường trước khi đi đến Thảo Cầm Viên (Tổ trưởng tổ Sinh trường đăng kí liên hệ với Ban đièu hành để được hướng dẫn)
- Các bước đánh giá hoạt động của học sinh khi tham gia tiết học.
Tiếp nhận và điều chỉnh nội dung, chương trình sau khi thực hiện chương trình.
BAN ĐIỀU HÀNH CHƢƠNG TRÌNH:
- Chủ động liên hệ với nhà trường đăng kí, hướng dẫn các bước thực hiện tiếp theo cho nhà trường.
- Phân công nhân sự hỗ trợ các trường thực hiện.
- Thực hiện các dịch vụ cho học sinh: Nước uống, sữa, bảo hiểm, vé vào cổng và phương tiện vận chuyển (nếu đơn vị có nhu cầu)
Photo bài thu hoạch cho học sinh, hỗ trợ giáo viên thu bài thu hoạch của học sinh.
2. Quy trình thực hiện
Bước 1: chuẩn bị
Trường THCS, THPT chọn lựa chủ đề theo công văn 3314 /GDĐT-GDTrH, theo khối, thời gian cụ thể
Trường THCS, THPT đăng kí lên trang thông tin của sở qua địa chỉ: http://trainghiemsangtao.hcm.edu.vn số lượng, thời gian và để lại số điện thoại tổ trưởng bộ môn sinh của nhà trường để ban điều hành liên lạch và hướng dẫn các bước thực hiện.
Ban điều hành sẽ liên lạc với nhà trường để hướng dẫn thực hiện chương trình.
Tổ Sinh nhà trường thực hiện các bước chuẩn bị cho học sinh trước khi đến thảo cầm viên học tập.
Phân xe, phân nhóm (mỗi nhóm học sinh 10 học sinh), mỗi xe là một nhóm lớn để tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 2: thực hiện
Ban điều hành cử nhân sự hỗ trợ nhà trường đưa học sinh đến Thảo Cầm Viên, bàn giao cho Ban điều hành tại Thảo Cầm Viên tổ chức hoạt động học cho học sinh.
Thực hiện các hoạt động học tập cho học sinh và thu bài thu hoạch.
Bước 3: Đánh giá và rút kinh nghiệm
Giáo viên Tổ Sinh tại trường đánh giá kết quả từng hoạt động, tính điểm số quy đổi cho học sinh theo qui định.
Thảo Cầm viên chấm bài kiểm tra cuối cùng cho học sinh và gửi mail cho nhà trường.
Các trường hoàn thành xong, thực hiện phiếu thăm dò ý kiến để thưc hiện rút kinh nghiệm.
NỘI DUNG CÁC CHỦ ĐỀ THỰC HIỆN DẠY HỌC
TIẾT HỌC NGOÀI NHÀ TRƢỜNG TẠI THẢO CẦM VIÊN
Học kỳ 1:
Khối 6:
Thời gian
Nội dung chủ đề
Chƣơng trình gợi ý
Tháng 9
Rễ ở thực vật
Rễ - Nền móng của cây.
Tháng 10
Thân ở thực vật
Thân -
Tháng 11
Lá ở thực vật
Lá - Nhà máy chế tạo của cây.
Tháng 12
Lá ở thực vật
Lá - Nhà máy chế tạo của cây.
Tháng 01
Đa dạng thực vật
Khối 7:
Thời gian
Nội dung chủ đề
Chƣơng trình gợi ý
Tháng 10
Động vật không xương sống
Khám phá thế giới động vật không xương sống
Tháng 11
Động vật không xương sống
Khám phá thế giới động vật không xương sống
Tháng 12
Động vật không xương sống
Khám phá thế giới động vật không xương sống
Tháng 01
Cá, Lưỡng cư, Bò sát
Đa dạng sinh học các lớp Cá, Lưỡng cư, Bò sát
Khối 9:
Thời gian
Nội dung chủ đề
Chƣơng trình gợi ý
Tháng 10
Biến dị
Sự khác biệt quanh ta
Tháng 11
Ứng dụng di truyền học
Công nghệ tế bào
Tháng 12
Khối 10:
Thời gian
Nội dung chủ đề
Chƣơng trình gợi ý
Tháng 10
Sự đa dạng sinh học.
Tìm hiểu sự đa dạng sinh học.
Tháng 11
Đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống- Tế bào.
Quan sát tế bào thực vật. Sự đóng - mở của khí khổng.
Tháng 12
Sự đa dạng sinh học.
Tìm hiểu sự đa dạng sinh học.
Tháng 01
Sự đa dạng sinh học.
Tìm hiểu sự đa dạng sinh học.
Khối 11:
Thời gian
Nội dung chủ đề
Chƣơng trình gợi ý
Tháng 11
Tháng 12
Giải mã những hoạt động kì thú của động vật
Tập tính ở động vật
Tháng 01
Giải mã những hoạt động kì thú của động vật
Tập tính ở động vật
Khối 12:
Thời gian
Nội dung chủ đề
Chƣơng trình gợi ý
Tháng 10, 11
Biến dị
Tháng 12
Bằng chứng tiến hoá
Liệu có phải tất cả chúng ta đều là anh em?
Học kỳ 2:
Khối 6:
Thời gian
Nội dung chủ đề
Chƣơng trình gợi ý
Tháng 02
Đa dạng thực vật
Tháng 03
Sinh sản ở thực vật
Tháng 04
Khối 7:
Thời gian
Nội dung chủ đề
Chƣơng trình gợi ý
Tháng 02
Lớp Chim
Vẻ đẹp của các loài chim
Tháng 03
Lớp Thú
Tìm hiểu về các loài thú
Tháng 04
Động vật có xương sống
Khám phá thế giới động vật có xương sống
Khối 9:
Thời gian
Nội dung chủ đề
Chƣơng trình gợi ý
Tháng 01
Nhân tố sinh thái
Nhân tố sinh thái
Tháng 02
Hệ sinh thái
Tấm thảm nhung của Nữ Thần Gaia
Khối 10:
Thời gian
Nội dung chủ đề
Chƣơng trình gợi ý
Tháng 02
Tháng 03
Tháng 04
Khối 11:
Thời gian
Nội dung chủ đề
Chƣơng trình gợi ý
Tháng 02
Cảm ứng ở thực vật
Tháng 03
Sinh sản ở sinh vật
Tháng 04
Khối 12:
Thời gian
Nội dung chủ đề
Chƣơng trình gợi ý
Tháng 02
Nhân tố sinh thái
Nhân tố sinh thái
Tháng 03
Hệ sinh thái
Tháng 04
CHƢƠNG TRÌNH TIẾT HỌC NGOÀI NHÀ TRƢỜNG
TẠI THẢO CẦM VIÊN
---***----
Chương trình 01 buổi
(Buổi sáng hay buổi chiều theo sự bố trí của nhà trường)
Số lượng tối đa: 300 học sinh một khối
Đơn vị nào đi nhiều hơn 300 liên hệ trực tiếp Ban điều hành để được hướng dẫn
A. Quy trình đăng ký tham dự chương trình
1. Nhà trường chọn các chủ đề theo khối lớp muốn tổ chức cho học sinh tham gia Tiết học ngoài nhà trường tại thảo cầm viên ở bộ môn Sinh.
2. Nhà trường chọn thời gian cụ thể để thực hiện chương trình cho khối lớp. Đăng ký trên cổng thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành Phố Hồ Chí Minh theo hương dẫn sau:
Nhà trường vào trang http://trainghiemsangtao.hcm.edu.vn và thực hiện các nội dung đăng kí.
Lưu ý: nhà trường lựa chọn nội dung phù hợp với kế hoạch giáo dục của bộ môn Sinh học của nhà trường.
B. Nội dung chƣơng trình:
1. Nội dung chuẩn bị tại cơ sở:
Ban điều hành sẽ liên hệ với nhà trường sau khi đăng ký, bàn giao nội dung cần chuẩn bị cho tổ bộ môn sinh tại nhà trường để sinh hoạt vơi các em học sinh trước khi đến Thảo cầm viên.
Thầy cô bộ môn phụ trách chia nhóm học sinh, một nhóm không quá 10 học sinh, bầu nhóm trưởng, nhóm phó.
Thầy cô bộ môn Sinh hướng dẫn học sinh sinh hoạt nhóm, hoàn thành nội dung hoạt động được giao trong nhiệm vụ học tập của chủ đề.
2. Nội dung thực hiện
Đúng giờ hẹn xe rước học sinh đến Thảo Cầm Viên, phát tài liệu và bản đồ trên xe.
Đến Thảo Cầm Viên, hướng dẫn viên và giáo viên bố trí học sinh theo bản đồ phân bố riêng cho từng xe đến đến các trạm học tập của mình.
Tại mỗi trạm học tập các em nghe hướng dẫn của giáo viên quản trạm hướng dẫn thực hiện hoạt động, ghi chép và thu mẫu theo hướng dẫn.
Chƣơng trình trải nghiệm sáng tạo năm học 2016 - 2017
Để hoàn thành bài thu hoạch, khi cần in các hình ảnh, nội dung báo cáo học sinh xem sơ đồ vị trí máy in máy tính để thực hiện.
Khi hoàn thành các hoạt động, học sinh hoàn tất một bài thu hoạch cuối chủ đề và nộp lại cho giáo viên.
Kết quả kiểm tra đánh giá được tính như sau:
Quá trình
Điểm tối đa
Hệ số qui đổi
Điểm tích lũy
Đăng kí tham gia chương trình học
10
0.1
Học sinh nhận nhiệm vụ học tập và thực hiện nhiệm vụ học tập.(tinh thần, thái độ tham gia)
10
0.2
Kết quả của từng hoạt động học tập
10
0.4
Bài thu hoạch cuối chủ đề
10
0.3
3. Sử dụng điểm kiểm tra đánh giá: thực hiện theo kế hoạch số 2845/KH-GDĐT-TrH ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Chi phí tham gia chƣơng trình:
4.1. Đối với các trường THCS, THPT không cần xe đưa đón chi phí dự kiến 105.000đ/học sinh
Chi phí bao gồm:
- Vé vào cổng, chi phí hướng dẫn, tài liệu, nước uống, 01 hộp sữa và chi phí bảo hiểm cho học sinh.
- Chi phí hỗ trợ cho giáo viên tham gia(45 học sinh/01 giáo viên)
4.2. Đối với các trường THCS, THPT có xe đưa đón dự kiến 175.000đ/ học sinh.
Chi phí bao gồm:
- Vé vào cổng, chi phí hướng dẫn, tài liệu, nước uống, 01 phần ăn sáng nhẹ và chi phí bảo hiểm cho học sinh.
- Chi phí hỗ trợ cho giáo viên tham gia(45 học sinh/01 giáo viên)
Thắc mắc liên hệ Ban điều hành chương trình:
- Ông Hồ Tấn Minh – chuyên viên phòng Giáo dục Trung học, điện thoại 0909881283, mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
- Ông Nguyễn Đình Thế - Phó Giám đốc TT Giáo dục vườn thú – Thảo Cầm viên, điện thoại 0907427329, mail:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.., số điện thoại Trung tâm Giáo dục Vườn Thú 08.39100885 - Ông Nguyễn Văn Phúc – Ban điều hành chương trình, điện thoại 0937886722, mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.. - Bà Ngô Thị Hương - Ban điều hành chương trình, điện thoại 0908925758 - 0938570968, mail This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
THỜI KHÓA BIỂU 01/01/2018 1) Các em học sinh xem THỜI KHÓA BIỂU áp dụng từ 01/01/2018 tại đây....
THỜI KHÓA BIỂU 22/01/2018 1) Các em học sinh xem THỜI KHÓA BIỂU áp dụng từ 22/01/2018 tại đây....